Ở những khu vực mọi người có xu hướng mua điện thoại mở khóa hoàn toàn thay vì dựa vào hợp đồng dịch vụ, lợi thế chính là tránh phí chuyển vùng. Tại Trung Quốc, số điện thoại từ lâu đã được gắn với khu vực địa phương, do đó nếu bạn chuyển từ Bắc Kinh đến Thượng Hải sẽ cần thẻ SIM khác. Cho đến năm ngoái, các nhà mạng Trung Quốc cũng tính phí chuyển vùng và tính phí cuộc gọi đường dài trong nước đắt hơn. Thiết bị 2 SIM sẽ giúp điều này ít phiền toái hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với người châu Âu vốn phải đối phó với chi phí cao hơn khi di chuyển qua biên giới cho đến khi Liên minh châu Âu (EU) quy định bãi bỏ phí chuyển vùng.
Tại Trung Quốc, số điện thoại gắn với khu vực địa lý. Chẳng hạn, nếu chuyển từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, bạn sẽ cần thẻ SIM khác. Cho đến năm 2017, nhà mạng nước này vẫn thu phí roaming và khiến cho cuộc gọi nội địa liên tỉnh đắt hơn nữa. Thiết bị 2 SIM cho phép mọi người vượt qua vấn đề này với chi phí tối thiểu. Người dùng châu Âu cũng từng phải xử lý với mức phí cao khi du lịch từ nước này sang nước khác cho đến khi EU ra quy định loại bỏ cước roaming.
Gần đây hơn, smartphone hiện đại lại mang đến tác dụng khác cho điện thoại 2 SIM. Do có nhiều lựa chọn về gói cước như tập trung vào gọi thoại, tin nhắn, data, bạn có thể tiết kiệm tiền nếu dùng 2 SIM cùng lúc trên một máy duy nhất. Tùy thuộc vào vị trí, bạn cũng chuyển đổi nhanh chóng giữa các nhà mạng để có tín hiệu tốt nhất.
Cả hai yếu tố nói trên là chìa khóa khiến smartphone 2 SIM trở nên phổ biến tại nhiều vùng như Ấn Độ, châu Phi, nơi mọi người nhạy cảm với giá và cơ sở hạ tầng mạng vẫn đang trong quá trình phát triển.
Theo The Verge, mặc dù việc sử dụng hai sim không được khách hàng tại Mỹ ưa chuộng nhưng nhiều khu vực khác trên thế giới, việc hỗ trợ dual-SIM là một tính năng cần thiết hiện nay. Điện thoại hai sim đã có mặt trong nhiều năm nay, xuất phát từ năm 2000 khi các OEM nhỏ của Trung Quốc bắt đầu sản xuất những chiếc điện thoại có thể hoạt động hai sim cùng lúc. Những khách hàng tại quốc gia này hoặc khu vực khác có xu hướng mua điện thoại bản quốc tế thay vì hợp đồng với các nhà mạng, điều này sẽ giúp tiết kiệm được phí chuyển vùng đối với họ.
Trung Quốc là thị trường lớn của Apple và cũng là nơi duy nhất mà SIM kép là tiêu chuẩn trên thiết bị cao cấp. Ngay cả những điện thoại siêu tân tiến như Vivo NEX cũng có 2 khay SIM. Huawei, Xiaomi, Oppo… cũng vậy. Những công ty ngoại quốc như Samsung thì phát triển phiên bản 2 SIM riêng cho Trung Quốc, chẳng hạn Galaxy S9.
CEO hiện tại của Apple, Tim Cook vẫn liên tục nhắc đến Ấn Độ như là một thị trường kinh doanh đầy tiềm năng và hứa hẹn. Tuy nhiên khác với Samsung hay Xiaomi, Táo khuyết vẫn gặp phải khó khăn nhất định tại quốc gia có dân số đông thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Với 400 đô la cho chiếc điện thoại iPhone 6 ra mắt cách đây đã 4 năm, thật khó để tưởng tượng một iPhone 2 sim mới sẽ tạo ra nhiều khác biệt. Tuy Apple vẫn tạo sức hút lớn bên ngoài thị trường Ấn Độ, nhưng rõ ràng việc thiếu hỗ trợ 2 sim là một hạn chế nhất định đối với nhiều người, khi hai thị trường có dân số đông là Brazil, Nga cũng rơi vào trường hợp tương tự.
Tất nhiên, đây là Apple, một thế mạnh thật sự và có sức ảnh hưởng khủng khiếp đối với thị trường di động hơn 500 tỷ đô la. Như vậy, sẽ không ngạc nhiên khi thấy Apple hạn chế, xem Trung Quốc là thị trường duy nhất được tiếp cận bản 2 SIM. Ngược lại, sẽ rất kỳ lạ nếu Apple bán bản 2 SIM tại Mỹ và nhiều quốc gia khác. Đây không phải là tính năng mà nhiều người Mỹ quen thuộc, và bản thân các nhà mạng cũng sẽ khó chịu.
Điều này không có nghĩa người dùng toàn cầu bị bỏ rơi khỏi thị trường smartphone 2 SIM, bởi họ còn nhiều lựa chọn khác nhau đến từ các nhà sản xuất Android, bao gồm cả Galaxy Note hay Galaxy S cao cấp từ Samsung.