Mối đe dọa web được tạo ra từ lỗ hổng phía người dùng cuối, nhà phát triển/vận hành dịch vụ web hoặc chính bản thân dịch vụ web đó. Dù cho mục đích hay nguyên nhân là gì, hậu quả do mối đe dọa web gây ra đều ảnh hưởng đến cả cá nhân và tổ chức.
Năm 2022 là một năm bận rộn đối với tội phạm mạng nhắm vào các công ty ở Đông Nam Á. Dữ liệu mới nhất của Kaspersky cho thấy tỷ lệ phần trăm các mối đe dọa web bị chặn bởi các giải pháp kinh doanh của Kaspersky đã tăng 45%.
Các mối đe dọa trên web hoặc các mối đe dọa trực tuyến đề cập đến các nỗ lực tải xuống các đối tượng độc hại từ một trang web độc hại hoặc bị nhiễm. Các trang web này liên tục tạo các trang bị nhiễm có chủ ý, bao gồm cả những trang có nội dung do người dùng đóng góp (chẳng hạn như diễn đàn), cũng như các nguồn thông tin hợp pháp đã bị tấn công.
Vào thời điểm đỉnh dịch 2020, Kaspersky đã ngăn chặn 10.200.817 tấn công web vào doanh nghiệp tại Đông Nam Á. Con số này giảm nhẹ vào năm 2021 còn 9.180.344 và tăng đột biến lên 13.381.164 vào năm 2022. Singapore có tỷ lệ doanh nghiệp bị tấn công web tăng cao nhất, chỉ Việt Nam ghi nhận sự giảm nhẹ (-12%) với 2.485.168 sự cố web trong năm 2022, khi so với 2021 (2.822.591).
Singapore có tỷ lệ DN bị tấn công web tăng cao nhất (329%) với số vụ tấn công đã bị giải pháp dành cho DN của Kaspersky ngăn chặn là 889.093, trong khi số liệu năm 2021 chỉ 207.175 vụ.
Tỷ lệ tăng cũng ghi nhận tại 4 quốc gia Đông Nam Á khác là Malaysia (197%), Thái Lan (63%), Indonesia (46%) và Philippines (29%). Chỉ Việt Nam ghi nhận sự giảm nhẹ (-12%) với 2.485.168 sự cố web trong năm 2022, khi so với 2021 (2.822.591).
"Những kẻ bắt cóc trên môi trường số (Digital kidnappers) đang nhắm đến các doanh nghiệp ở Đông Nam Á. Chuyên gia an ninh mạng Kaspersky dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm nay và hơn thế nữa vì thủ đoạn sẽ ngày càng tinh vi và có mục tiêu hơn", ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á chia sẻ.
Ngoài ra, do tính chất hoàn vốn đầu tư cao, các nhóm ransomware tiếp tục tấn công các doanh nghiệp trên toàn cầu, bao gồm cả các doanh nghiệp ở Đông Nam Á. Một trong những nghiên cứu mới đây của Kaspersky xác nhận 3/5 doanh nghiệp từng là nạn nhân của một cuộc tấn công ransomware. Một số doanh nghiệp bị tấn công một lần, nhưng một nửa đã trở thành con mồi bị tấn công nhiều lần.
Ông Yeo Siang Tiong, nhận xét: "2023 là năm mở cửa hoàn toàn, vì vậy, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp phân bổ ngân sách và tài nguyên để tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công vào mạng đang ngày càng tăng lên. Khi thiếu hụt nhân sự bảo mật vẫn chưa được giải quyết, thuê ngoài chuyên gia và các giải pháp bảo mật toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và lấp đầy nhu cầu đang bị bỏ trống".
Chuyên gia Kaspersky khuyến nghị doanh nghiệp xây dựng quy trình điều tra và phản hồi tấn công, đào tạo và hỗ trợ nhân lực bảo mật CNTT.
Thành công của hầu hết các mối đe dọa đều dựa trên hai điểm yếu chính: con người và công nghệ.
Bảo vệ toàn diện chống lại các mối đe dọa trực tuyến là tìm cách giải quyết cả hai điểm yếu này. Vì các mối đe dọa trực tuyến nhắm vào các doanh nghiệp nên đây mới chỉ là khởi đầu của các cuộc tấn công tinh vi hơn.
Các chuyên gia của Kaspersky khuyến nghị các công ty nên xây dựng quy trình điều tra và ứng phó với cuộc tấn công, đào tạo và hỗ trợ nhân viên an ninh CNTT.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, công ty an ninh mạng toàn cầu mang đến nền tảng Kaspersky Extended Detection and Response (XDR). Đây là nền tảng công nghệ bảo mật nhiều lớp dưới dạng các giải pháp và dịch vụ, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất từ tấn công có chủ đích do ransomware gây ra.
Được biết, ransomware là một loại phần mềm độc hại khóa máy tính và thiết bị di động của một cá nhân hoặc mã hóa các tệp điện tử. Thông thường, bọn tội phạm mạng đứng sau hình thức tấn công này sẽ yêu cầu một khoản tiền chuộc từ người dùng nếu muốn có được khoá “giải mã” hoặc lấy lại dữ liệu.