Tài chính, Kinh doanh
Cân bằng lợi ích và bảo vệ tài nguyên “mềm” cho công nghiệp điện tử Việt Nam
Hoàng An - Thứ Hai, 28/12/2020 5:00 CH
Vietnet24h - Năm 2020, Việt Nam liên tục đón được các tập đoàn lớn trong ngành điện tử, trong số đó có cả nhà cung cấp của Apple là Foxconn và Pegatron… Làm sao để các công ty này tạo ra nhiều lợi ích cho Việt Nam, mà không làm cho các nhà sản xuất Việt thua trên chính sân nhà?
Trao đổi với Trí thức trẻ, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhận định: "Không thể để cho thị trường của chúng ta bị thao túng hoàn toàn bởi doanh nghiệp nước ngoài được. Đó luôn luôn là không nên trong việc quản lý kinh tế vĩ mô".

Trong một năm đầy biến động vì Covid-19, hàng loạt chuỗi cung ứng đứt gãy, doanh nghiệp ngành điện tử đã bị tác động như thế nào? Có phải các doanh nghiệp là nhà cung cấp cho thương hiệu lớn sẽ "dễ sống" hơn các doanh nghiệp khác?

Mỗi khủng hoảng lại có đặc điểm riêng. Covid-19 tác động trực tiếp vào chuỗi cung ứng, nên doanh nghiệp hỗ trợ sẽ cảm nhận rất rõ, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ lẻ có hệ thống logistics mong manh, phụ thuộc nhiều vào các đơn hàng đơn lẻ. Các cụ có câu "Buôn có bạn, bán có phường", những người làm ăn có hội thì việc tương trợ cũng tốt hơn là đơn lẻ. Doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn đi xa và muốn làm bền bỉ dài lâu cũng phải có hội, và chuỗi cung ứng mang tính chất như vậy.

Tuy nhiên, một nhà cung ứng cũng chưa chắc phụ thuộc vào một chuỗi. Những doanh nghiệp là nhà cung ứng chuyên nghiệp thì họ có thể cung ứng cho một vài chuỗi. Tinh mà linh hoạt, cách điều hướng nguồn cung của họ sẽ tốt hơn những doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào một kênh bán hàng, mua hàng đơn lẻ thôi. Rõ ràng nếu xét về tính rủi ro thì bao giờ làm ăn đơn lẻ cũng rủi ro cao hơn, nhưng cũng có thể là thu về lợi nhuận nhiều hơn dù độ an toàn không cao.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hỗ trợ cũng được lợi trong khủng hoảng. Ví dụ như là trong giai đoạn Covid-19, mọi người phải làm việc ở nhà nhiều, nhu cầu cho máy tính, thiết bị ngoại vi lại gia tăng và đến giờ vẫn còn tiếp tục tăng.

Điều này thể hiện ngay trong kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử trong giai đoạn từ tháng giêng đến tháng 9 năm nay. Tỷ trọng xuất khẩu máy tính và linh kiện gia tăng nhiều hơn điện thoại di động. Những năm trước, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng điện thoại di động và linh kiện sẽ cao hơn máy tính, nhưng năm nay thì ngược lại.

Tỷ trọng xuất khẩu máy tính và linh kiện gia tăng nhiều hơn điện thoại di động trong 9 tháng năm 2020

Trong năm 2020, có rất nhiều cái tên lớn trong ngành điện tử đã tuyên bố sẽ đầu tư sản xuất tại Việt Nam, như các nhà cung cấp cho Apple. Có thông tin từ báo chí quốc tế cho biết trong thời gian tới các sản phẩm công nghệ cao như iPad có thể sẽ Made in Vietnam. Điều này đang được nhận định là "tin tốt" đối với Việt Nam. Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, bà nhận thấy Việt Nam có cơ hội và thách thức gì từ đó?

Trước hết, tôi muốn làm rõ, xu hướng chuyển dịch của chuỗi cung ứng vào Việt Nam thực ra đã bắt đầu từ cách đây 2 năm, mà nguyên nhân sâu xa, lại không hoàn toàn do thương chiến Mỹ-Trung hay Covid-19.

Trung Quốc có ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin đến nay đã tương đối phát triển. Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, họ đã phát triển lên tầm cao hơn là chỉ lắp ráp đơn thuần như trước. Việt Nam là nước khá tương đồng với Trung Quốc trong các hoạt động về sản xuất điện tử, cả về nhân công và vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, logistics… và là địa chỉ phù hợp để tiếp nhận dòng dịch chuyển vốn, cũng chính là dòng dịch chuyển về công nghệ.

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung hay Covid-19 chỉ làm cho xu hướng này thể hiện rõ nét hơn và đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển mà thôi. Còn chắc chắn, xu hướng dịch chuyển công nghệ trong sản xuất điện tử sẽ luôn luôn là dòng chảy công nghệ từ cao xuống thấp, từ nước có công nghệ phát triển cao hơn sang các nước có điều kiện thấp hơn với mục tiêu cắt giảm chi phí, chỉ là sớm hay muộn.

Khi Covid-19 xảy ra, các nhà sản xuất đầu chuỗi như Apple, Samsung hay LG giật mình nhận ra mình quá phụ thuộc vào một thị trường, rủi ro sẽ cao. Chứ họ không hề đánh giá thấp Trung Quốc. Dù làm ở đâu họ cũng sẽ muốn phân bổ rủi ro thay vì tập trung vào một nơi. Và vì thế các nhà sản xuất đầu chuỗi một phần chuyển ra ngoài Trung Quốc, một phần là tìm những nguồn cung ứng thêm để dự phòng.

Tuy nhiên, trong bất cứ câu chuyện kinh tế nào cũng có thời cơ và thách thức. Thách thức ở đây là chúng ta sẽ có nguy cơ mất lợi thế thị trường vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

Thị trường chính là một dạng tài nguyên mềm. Việt Nam cũng có lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài là thị trường gần 100 triệu dân, lao động trẻ, vị trí địa lý là ngã ba trung chuyển thuận lợi. Nếu doanh nghiệp trong nước yếu quá, để FDI thống trị hoàn toàn thì nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào FDI rất nhiều. Tất nhiên trong giai đoạn này, mình yếu quá thì đành chịu. Nhưng với tư cách một người trong ngành, quan điểm của tôi là không nên đành chịu như vậy.

Chính phủ và các nhà sản xuất công nghiệp trong ngành cần có định hướng, rằng từ từ từng bước, chúng ta sẽ tiếp thu được những công nghệ nhà đầu tư đưa vào để làm chủ và có những doanh nghiệp có đủ năng lực canh tranh được ở thị trường trong nước. Không thể để cho thị trường của chúng ta bị thao túng hoàn toàn bởi doanh nghiệp nước ngoài được. Đó luôn luôn là không nên trong việc quản lý kinh tế vĩ mô.

Trong năm 2020, có rất nhiều cái tên lớn trong ngành điện tử đã tuyên bố sẽ đầu tư sản xuất tại Việt Nam

Khi xu hướng hội nhập là không thể đảo ngược, có lẽ việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của chúng ta sẽ khó khăn hơn các hình mẫu công nghiệp như Nhật, Hàn. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp FDI không lấn át cơ hội phát triển của doanh nghiệp nội?

Trong giai đoạn đầu, khi doanh nghiệp nội còn yếu, đương nhiên phải cho FDI vào, nhưng phải có điều tiết. Lúc này cần đến bàn tay của Nhà nước, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, mà còn có vườn ươm hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt để họ đủ năng lực tiếp nhận công nghệ, dần dần từng bước sẽ làm chủ công nghệ để có năng lực cạnh tranh, giữ được thị trường trong nước. Nếu doanh nghiệp không đủ mạnh thì không thể bảo vệ "nguồn tài nguyên mềm" là thị trường của mình.

Thứ nhất, mở cửa cho FDI nhưng phải chọn lọc công nghệ thượng nguồn, không mang tính cạnh tranh cao với những công nghệ đã có sẵn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. FDI vào Việt Nam cần tạo được hiệu ứng lan tỏa, tạo công ăn việc làm và tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI đó, đồng thời tạo cơ hội tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến.

Thứ hai, công nghệ đưa vào Việt Nam không được phép là công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng không tái tạo, hủy hoại môi trường. Nếu FDI vào Việt Nam là nhà sản xuất đầu chuỗi, lại kéo theo một loạt vendor là doanh nghiệp nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với doanh nghiệp Việt, tiêu thụ toàn bộ đất đai và các nguồn tài nguyên không tái tạo của mình để thu lợi cho chính họ thì Việt Nam sẽ chẳng có lợi gì.

Bên cạnh việc ưu đãi, Chính phủ cần đặt điều kiện cho họ. Ví dụ như là một nhà sản xuất đầu chuỗi vào Việt Nam thì cần có yêu cầu mục tiêu phát triển được bao nhiêu nhà cung ứng là doanh nghiệp Việt trong 5 năm đầu tiên, rồi cho 5 tiếp theo. Như vậy thì doanh nghiệp Việt mới có cơ hội tận dụng được thị trường trong nước của mình và tham gia được vào sân chơi toàn cầu, tạo công ăn việc làm và cơ hội học hỏi, nâng cao tay nghề cho lao động.

Thường có một vấn đề là khi doanh nghiệp đầu chuỗi không cam kết mua vì sợ chất lượng kém, thì doanh nghiệp hỗ trợ cũng không dám đầu tư dây chuyển nâng cao chất lượng, tạo thành một vòng luẩn quẩn giữa sản lượng thấp và chất lượng kém. Vậy trong ngành điện tử, tình trạng này có xảy ra hay không?

Thực ra trong ngành điện tử, không bao giờ có thể yêu cầu doanh nghiệp đầu chuỗi có cam kết mua hàng. Nhưng họ cũng có thể khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bằng cách định hướng hạng mục linh kiện mà họ có nhu cầu lớn và muốn tìm nguồn cung trong nước.

Một số doanh nghiệp đầu chuỗi cũng có thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong việc nâng cao năng lực. Ví dụ như Samsung, họ có chương trình "đồng thịnh vượng", kéo dài đến nay đã là năm thứ ba trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp FDI khác, dù không cam kết nhưng đã có ít nhiều hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, ví dụ doanh nghiệp FDI từ Nhật như Canon, hay FDI từ Mỹ cũng có những chính sách hỗ trợ tương tự theo chính sách của từng công ty.

Chính phủ cũng không thể ép buộc doanh nghiệp FDI được, mà chỉ có thể yêu cầu họ phát triển mạng lưới nhà cung cấp Việt Nam đến một con số cụ thể, còn mỗi doanh nghiệp FDI sẽ có cách làm của riêng họ.

Chúng ta đã có tổ công tác "đón đại bàng", song song với đó, theo bà có cần một tổ công tác để thực hiện quyết liệt hơn các ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt trong ngành điện từ?

Thực ra, tổ công tác chỉ tập trung giải những bài toán tình thế, thách thức ngắn hạn, còn bài toán căn cơ trong việc phát triển thì tổ công tác sẽ khó giải quyết được. Điểm căn cơ nhất, là từng cán bộ quản lý nhà nước phải thay đổi cách nhìn với doanh nghiệp. Hiện nay, cách nhìn này với doanh nghiệp thì chưa có tư tưởng là để hỗ trợ, mà thường là phán xét, chỉ trích.

Khi tôi đến các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore… quan chức Chính phủ luôn có quan điểm là khi tiếp cận doanh nghiệp thì xem xem họ đang gặp khó khăn gì, làm thế nào để giúp được họ. Họ nhìn nhận rằng, phát triển doanh nghiệp chính là phát triển "nồi cơm" của ngân sách. Vì thuế thu nhập của các doanh nghiệp là nguồn thu ngân sách cơ bản nhất.

Riêng về doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, theo tôi nhà nước nên quản lý từ đầu ra. Tức là khi doanh nghiệp sản xuất được linh phụ kiện và bán được cho doanh nghiệp FDI hoặc trong nước thì đã thể hiện ngay trên hóa đơn đầu ra của họ. Và ưu đãi thì ưu đãi luôn ở đó, chứ tại sao lại phải có thông tư, nghị định, luật để công nhận là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, rồi lại tìm xem áp chính sách gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp có đủ những điều kiện đó?

Từ việc thay đổi cách nhìn như vậy, tác động tích cực sẽ đi vào cả hệ thống luật, thông tư, nghị định. Luật, nghị định, thông tư cần theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp, không phải theo hướng đánh giá, phán xét hay bắt lỗi.

Có doanh nghiệp đầu chuỗi mang thương hiệu Việt là mong muốn cháy bỏng nhất của các doanh nghiệp công nghiệp điện tử Việt Nam.

Để không phụ thuộc vào FDI thì tạo ra các doanh nghiệp đầu chuỗi mạnh của Việt Nam là rất quan trọng. Vậy Chính phủ cần có những hỗ trợ như thế nào để có thể tạo ra các doanh nghiệp đầu chuỗi mạnh của Việt Nam?

Có doanh nghiệp đầu chuỗi mang thương hiệu Việt là mong muốn cháy bỏng nhất của các doanh nghiệp công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, đó không phải là điều có thể ngay và luôn được.

Để có được một doanh nghiệp đầu chuỗi, thì cũng cần phải có một hệ sinh thái doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bao quanh. Trước hết, khi doanh nghiệp trong nước còn yếu, họ phải dựa vào doanh nghiệp FDI hoặc từ nguồn cung ngoài nước. Nhưng khi đã có một số lượng nhất định doanh nghiệp là nhà cung cấp cho những doanh nghiệp lớn và đủ năng lực theo tiêu chuẩn chuỗi cung ứng quốc tế thì vô hình chung đã tạo được một hệ sinh thái rồi.

Lúc đó, nếu có một doanh nghiệp đầu chuỗi của Việt Nam, mang thương hiệu Việt và có đủ năng lực sáng tạo, R&D, xây dựng thương hiệu thì đã có đội ngũ nhà cung ứng trong nước đủ mạnh để có thể có nguồn cung ứng linh kiện tại chỗ. Điều đó sẽ giúp họ phát triển nhanh hơn.

Cần có những người cầm cờ đứng lên, ví dụ như Vinsmart hay BKAV. Dù thực ra, đến thời điểm này, nguồn cung ứng cho họ vẫn chưa nhiều doanh nghiệp trong nước, do doanh nghiệp trong nước chưa đủ năng lực cung ứng.

Thông qua học hỏi FDI, thông qua chuyển giao công nghệ, thông qua việc tham gia vào chuỗi cung ứng thì các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mới lớn mạnh dần lên và có hệ sinh thái đầy đủ, hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời, việc này cũng cần có sự hỗ trợ từ chính sách của Chính phủ. Thực sự, ngành công nghiệp điện tử rất khắc nghiệt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, tốc độ thay đổi nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm rất ngắn nên chi phí lớn và còn phải đổi mới thường xuyên.

Đổi mới công nghệ đòi hỏi một sức sáng tạo và tích lũy tư bản rất nhiều. Hiện giờ doanh nghiệp Việt hầu như là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực chưa có. Thế nên chính sách cởi trói cho doanh nghiệp Việt, hỗ trợ startup, quỹ đầu tư thiên thần, nguồn lực tài chính phải thiết kế để cho doanh nghiệp tiếp cận được chứ không phải chỉ hay trên giấy tờ.

Cảm ơn những chia sẻ của bà!

Ngành chế biến chế tạo dưới tác động của COVID-19 Vietnet24h - Giảm tốc nhưng chưa có dấu hiệu đình trệ
Theo PV Hoàng An (Tri thức Trẻ) thực hiện
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Nhà sản xuất linh kiện điện tử Jabil cắt giảm dự báo cả năm do nhu cầu yếu hơn Vietnet24h - Jabil Inc đã cắt giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận cả năm vào thứ Sáu (15/3) do nhu cầu từ thị trường 5G, năng lượng tái tạo và in kỹ thuật số chậm lại, khiến cổ phiếu của nhà sản xuất linh kiện điện tử giảm 13% trong phiên giao dịch sớm.
Super Micro gia nhập S&P 500 sau khi giá cổ phiếu tăng hơn 20 lần trong hai năm Vietnet24h - Cổ phiếu của Super Micro Computer đã tăng hơn 8% trong phiên giao dịch kéo dài sau khi nhà lắp ráp máy chủ được chọn tham gia chỉ số S&P 500.
Samsung chuẩn bị hàng tỷ USD cho thương vụ mua lại quy mô lớn Vietnet24h - Công ty sản xuất hàng điện tử Samsung Electronics đang tập trung hàng tỷ USD tài sản tiền mặt vào trụ sở chính tại Hàn Quốc khi gã khổng lồ công nghệ chuẩn bị cho một thương vụ mua lại quy mô lớn.
Nvidia nhanh chóng vượt qua mức vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ USD Vietnet24h - Nvidia công bố doanh thu 22,10 tỷ USD trong quý tài chính thứ 4, tăng 265% so với một năm trước.
Nvidia công bố doanh thu tăng 265% khi kinh doanh AI bùng nổ Vietnet24h - NVIDIA đã báo cáo thu nhập sau khi Bell đánh bại kỳ vọng của Phố Wall về thu nhập và doanh số, và cho biết doanh thu trong quý hiện tại sẽ tốt hơn dự kiến.
Cổ phiếu của nhà cung cấp TSMC, nhà sản xuất thiết bị chip ASML giảm trước báo cáo thu nhập của Nvidia Vietnet24h - Cổ phiếu của hai công ty chip quan trọng TSMC và ASML đã giảm trước báo cáo thu nhập của nhà thiết kế chip trí tuệ nhân tạo Nvidia có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Nvidia phải đối mặt với thử thách gay gắt ở Phố Wall trong tuần này sau đợt tăng giá cổ phiếu Vietnet24h - “Sự tăng giá cổ phiếu của NVDA đã theo đường parabol,” các nhà phân tích tại Bank of America viết trong một báo cáo hôm thứ Năm tuần qua.
TV của Samsung dẫn đầu doanh số toàn cầu 18 năm liên tiếp Vietnet24h - Trong 18 năm qua, thương hiệu TV của hãng điện tử Samsung Electronics luôn giữ vững vị trí số 1 trên thị trường TV toàn cầu.
Cổ phiếu TSMC đạt mức cao kỷ lục sau khi Morgan Stanley nâng mục tiêu giá của khách hàng Nvidia về nhu cầu chip AI Vietnet24h - Cổ phiếu của TSMC đạt mức cao nhất mọi thời đại vào thứ Năm (15/2) sau khi Morgan Stanley dỡ bỏ mục tiêu giá đối với Nvidia.
Uber tiết lộ việc mua lại cổ phiếu trị giá 7 tỷ USD sau năm đầu tiên có lãi Vietnet24h - Uber Technologies cho biết hôm thứ Tư rằng họ sẽ mua lại số cổ phiếu công ty trị giá lên tới 7 tỷ USD sau khi dịch vụ chia sẻ chuyến đi phục hồi mạnh mẽ và nhu cầu lành mạnh tại hoạt động kinh doanh giao đồ ăn của mình.
Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ cho biết Nền tảng Meta phải đối mặt với vụ kiện tập thể của các nhà quảng cáo Vietnet24h - Một tòa phúc thẩm bị chia rẽ của Hoa Kỳ cho biết Meta Platforms phải đối mặt với một vụ kiện tập thể bởi các nhà quảng cáo cáo buộc chủ sở hữu Facebook và Instagram tính phí quá cao bằng cách thổi phồng số lượng người mà quảng cáo của họ có thể tiếp cận một cách gian lận.
Hà Nội: Thu hồi giấy phép 30 doanh nghiệp bưu chính vi phạm Vietnet24h - Theo Bộ TT&TT, một số doanh nghiệp bưu chính không cung ứng dịch vụ bưu chính, sử dụng giấy phép sai mục đích, không hoạt động tại địa chỉ ghi trên giấy phép bưu chính đã được cấp...
Lời đe dọa rời đi của ASML bộc lộ mối lo ngại sâu sắc hơn ở Hà Lan Vietnet24h - Việc công ty lớn nhất Hà Lan ASML đe dọa sẽ rời khỏi đất nước này nếu công ty không thể phát triển ở đó đã làm dấy lên mối lo ngại lớn hơn của các công ty rằng môi trường kinh doanh của Hà Lan đang xấu đi.
Bất chấp lệnh cấm, Huawei và SMIC sử dụng công nghệ Mỹ để sản xuất chip Vietnet24h - Các công ty Trung Quốc bao gồm Huawei và SMIC đã thành công tiếp cận các công nghệ của Mỹ để sản xuất chip tiên tiến tại nước này vào năm 2023. Thông tin gây nhiều ngạc nhiên bởi trước đó, Mỹ đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế các công ty Trung Quốc tiếp cận các nền tảng công nghệ sản xuất chip hiện đại.
Apple bị phạt gần 2 tỉ USD chống độc quyền trong vụ kiện Spotify Vietnet24h - EU phạt Apple gần 2 tỉ USD vì vi phạm luật chống độc quyền khi ngăn các dịch vụ phát nhạc trực tuyến đối thủ tiếp cận người dùng.
Nhà máy ở Berlin của Tesla tạm dừng sản xuất sau vụ nghi ngờ đốt phá tại trạm biến áp gần đó Vietnet24h - Cảnh sát Brandenburg nói rằng vụ việc ban đầu giống như một vụ đốt phá và nói thêm rằng họ hiện đang điều tra xem ai là người chịu trách nhiệm.
Apple bị EU phạt hơn 1,95 tỷ USD chống độc quyền vì phát nhạc trực tuyến Vietnet24h - Ủy ban Châu Âu, cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu, hôm thứ Hai đã trừng phạt Apple với mức phạt chống độc quyền 1,8 tỷ euro (1,95 tỷ USD).
Meta hợp tác với Samsung để giảm sự phụ thuộc vào TSMC Vietnet24h - Giám đốc điều hành Meta được cho là đã đề cập đến sự phụ thuộc của công ty ông vào nhà sản xuất chip Đài Loan, mô tả tình hình hiện tại là “không ổn định”.
OpenAI cáo buộc New York Times ‘hack’ ChatGPT để lấy bằng chứng vụ kiện Vietnet24h - OpenAI đã yêu cầu thẩm phán bác bỏ một phần vụ kiện của The New York Times chống lại công ty, cáo buộc rằng công ty truyền thông “đã trả tiền cho ai đó để hack các sản phẩm của OpenAI”.
Meta bị tố tiếp tay cho những kẻ ấu dâm trên mạng xã hội của mình Vietnet24h - Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, bị tố cáo là đã phớt lờ, thậm chí tiếp tay cho các nội dung ấu dâm trên 2 nền tảng mạng xã hội của mình, vì điều này mang lại lợi nhuận cho công ty.
Học nhạc tại Kim Bảo Nam: lắng nghe lời tâm sự từ học viên Vietnet24h - Những lời tâm sự chân thành từ học viên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tại trung tâm âm nhạc Kim Bảo Nam. Qua đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu học nhạc của mình.
Đẩy mạnh hoạt động văn nghệ, thể thao cho học sinh quận Hai Bà Trưng Vietnet24h - Nhân dịp lễ sơ kết học kỳ I, Trường Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân (Quận Hai Bà Trưng) đã tổ chức một sự kiện đặc biệt mang đến không khí sôi động và tràn ngập niềm vui cho học sinh. Sự kiện này không chỉ là dịp để tổng kết kết quả học tập mà còn là cơ hội để học sinh thể hiện tài năng và sự đoàn kết trong cộng đồng.
Christopher Nolan - đạo diễn phim bom tẫn ‘Oppenheimer’ trở thành người hùng phòng vé Vietnet24h - “Oppenheimer” là phim phát hành nội địa có doanh thu cao thứ ba của Nolan, sau phim Batman “The Dark Knight” và “The Dark Knight Rises”.
Có thể mở chiến dịch tiêu hủy phim có nội dung vi phạm Vietnet24h - Bộ Thông tin và Truyền Có thể mở chiến dịch tiêu hủy phim có nội dung vi phạmthông cho biết có thể sẽ triển khai một chiến dịch quy mô lớn để ngăn chặn vấn đề vi phạm bản quyền tại Việt Nam.
Nhu cầu của khán giả toàn cầu đối với việc phát trực tuyến phim châu Á đang tăng Vietnet24h - Theo nhà cung cấp dữ liệu Parrot Analytics, nhu cầu toàn cầu đối với các bộ phim và chương trình truyền hình châu Á đã tăng lên trong những quý gần đây, do việc truy cập dễ dàng hơn vào các dịch vụ phát trực tuyến và các chương trình ăn khách như “Squid Game” của Netflix.
Samsung The Frame nâng cấp thư viện tranh hơn 2.100 tác phẩm, kiến tạo không gian sống nghệ thuật đẳng cấp Vietnet24h - Thư viện tranh của The Frame tiếp tục được bổ sung nhiều tác phẩm mới, mang hơi thở nghệ thuật đến mọi không gian sống hiện đại - “bật lên là TV QLED, tắt đi là tranh nghệ thuật”.
Ra mắt sản phẩm công nghệ giáo dục tích hợp Chat GPT đầu tiên tại Việt Nam Vietnet24h - Sản phẩm công nghệ giáo dục tích hợp Chat GPT đầu tiên tại Việt Nam đang cho phép người dùng trải nghiệm miễn phí mọi tính năng từ ngày 20/2 đến ngày 20/3.
OPPO Find N2 Flip đã trở lại với Tuần lễ thời trang Milan MFW Vietnet24h - Tương lai và truyền thống, chức năng và sang trọng, OPPO Find N2 Flip catwalk tại Tuần lễ thời trang Milan mang sự sáng tạo và bậc thầy của ACT N°1
Giải bóng đá cúp VASI miền Nam mở rộng Vietnet24h - Giải bóng đá CUP VASI miền Nam mở rộng 2022 được tổ chức vào ngày 22/10/2022 tại Sân bóng đá Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM với sự tham gia của 20 đội bóng là các doanh nghiệp hội viên thuộc Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam VASI phía Nam và doanh nghiệp khách mời.
HỘI CHỢ DU LỊCH QUỐC TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 2022: ĐIỂM SÁNG VỀ XÚC TIẾN TRONG BỨC TRANH PHỤC HỒI DU LỊCH Vietnet24h - Trong bối cảnh Việt Nam đang nằm trong nhóm các điểm đến du lịch có tăng trưởng cao trên thế giới, thu hút gần 1 triệu du khách quốc tế trong 7 tháng đầu năm, Hội chợ du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 16 năm 2022 (ITE HCMC 2022) được kỳ vọng sẽ trở thành một điểm sáng về xúc tiến, thúc đẩy du lịch inbound, khẳng định uy tín của một sự kiện du lịch quốc tế thường niên hàng đầu khu vực hạ nguồn sông Mê Kông.