Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa phát hành báo cáo triển vọng năm 2022. Tại báo cáo các chuyên gia đánh giá, Việt Nam đang đi đúng hướng trong quá trình thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19. So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam tuy đi sau nhưng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong chương trình tiêm chủng.
Các hoạt động kinh tế tiếp tục quá trình phục hồi dù có mức độ phân hoá, Chính phủ cho thấy phản ứng nhanh chóng trong điều hành.
Theo đó, các chuyên gia VCBS ước tính tăng trưởng GDP năm 2021 có thể đạt 2,1%-2,44%.
Đối với triển vọng năm 2022, Việt Nam dự báo tiếp tục được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các các quốc gia châu Á; và các hiệp định thương mại tự do được ký kết.
Tuy vậy, một số rủi ro có thể xuất phát từ việc nhu cầu thế giới phục hồi thấp hơn mức kỳ vọng. Tương tự, sự hồi phục kinh tế trong nước mong manh trước sự đe dọa của các biến chủng mới của Covid-19.
Dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 đạt khoảng 6,8%-7,2%.
Theo báo cáo của VCBS, Việt Nam đang đi đúng hướng trong quá trình thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19. So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam tuy đi sau nhưng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong chương trình tiêm chủng.
Các hoạt động kinh tế tiếp tục quá trình phục hồi dù có mức độ phân hoá, Chính phủ cho thấy phản ứng nhanh chóng trong điều hành.
Dự báo của cả hai đơn vị dựa trên các giả định là kinh tế toàn cầu sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022.
Bên cạnh đó, 70-75% dân số Việt Nam sẽ được tiêm phòng đầy đủ vắc xin ngừa COVID-19 trong nửa đầu năm 2022.
Các chuyến bay thương mại quốc tế có thể được nối lại từ quý I, điều này sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch vào năm 2022, một trong hai động lực chính cho sự phục hồi trong ngành dịch vụ của Việt Nam, cùng với sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Kỳ vọng Chính phủ sẽ duy trì các chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng cho đến ít nhất là cuối quý II để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. VNDirect cũng kỳ vọng lượng vốn đầu tư công sẽ tăng lên vào năm 2022 khi Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh việc giải ngân đầu tư công.
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính cho rằng, không cần tung thêm gói hỗ trợ mới vào nền kinh tế như các đề xuất gần đây, chỉ cần thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ hiện có, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, tăng trưởng GDP năm 2022 vẫn có thể đạt 7%-7,5%.
Chưa kể, sức hấp thụ vốn nền kinh tế đang có vấn đề. Việc tung một chương trình hỗ trợ hàng trăm nghìn tỷ đồng liệu dòng tiền có đi đúng hướng không – đó là vấn đề chúng ta cần lưu ý. Sẽ rất nguy hiểm khi dòng tiền "chảy" vào lĩnh vực đầu cơ, rủi ro mà không đi vào sản xuất kinh doanh, chứ không phải thực chất lợi nhuận doanh nghiệp tăng, và lạm phát chắc chắn sẽ bùng lên như bài học của gói hỗ trợ năm 2008", ông Thịnh nhấn mạnh.