Vào tháng Hai, nhiều quốc gia, bao gồm Áo, Pháp, Iceland và Tây Ban Nha, yêu cầu Ủy ban châu Âu đánh giá việc mua lại để xác định liệu các quốc gia đó có được phép theo luật sáp nhập của Liên minh châu Âu hay không. Theo yêu cầu mua lại này ‘có thể có tác động bất lợi đáng kể đến sự cạnh tranh trong Khu vực kinh tế châu Âu’. Ủy ban đã tiếp nhận yêu cầu và đang tiến hành điều tra, với hạn chót là ngày 4/9 tới.
Sự lo ngại chính liên quan đến việc Spotify và Apple hiện đạt được đến 1 triệu lượt nhấp chuột mỗi ngày thông qua ứng dụng Shazam. Dù Shazam vẫn còn tồn tại, nhưng nếu Apple quyết định đóng cửa nó hoặc chỉ đưa đường dẫn đến dịch vụ stream nhạc của chính mình (Apple Music), thì Spotify sẽ mất một lượng truy cập đáng kể. Bên cạnh đó, các quan chức EU còn chỉ ra rằng Apple có thể sử dụng dữ liệu của Shazam để nhắm đến người dùng của các đối thủ một cách không công bằng và "khuyến khích họ chuyển sang Apple Music".
"Cách mà con người nghe nhạc đã thay đổi đáng kể trong những năm qua, với ngày càng nhiều người châu Âu sử dụng các dịch vụ stream nhạc. Cuộc điều tra của chúng tôi là nhằm đảm bảo người hâm mộ âm nhạc sẽ tiếp tục được tận hưởng các ưu đãi stream nhạc hấp dẫn và không bị mất đi những sự lựa chọn vì vụ sáp nhập này", Ủy viên hội đồng cạnh tranh EU Margretthe Vestager cho biết.
Apple khẳng định họ đã mua Shazam trong một thỏa thuận trị giá 400 triệu USD vào tháng 12 năm ngoái. Con số này ít hơn nhiều so với mức giá trị 1 tỷ USD của Shazam trong suốt vòng gọi vốn cuối cùng của mình, nhưng công ty này đang gặp khó khăn với khả năng sinh lời, khi chỉ mang về doanh thu 54 triệu USD trong năm 2016. Shazam sẽ mang lại lợi ích cho Apple theo nhiều cách: công nghệ nhận diện nhạc và âm thanh của Shazam đã được tích hợp vào Siri, và trong tương lai dịch vụ này sẽ được tích hợp sâu hơn vào iOS. Apple còn tận dụng cả công nghệ nhận diện thị giác của Shazam vào bộ ARKit của mình.