Môi trường & Năng lượng
Ngành công nghiệp phụ trợ trước ngã ba đường
Vũ Dung - Thứ Hai, 25/05/2020 9:28 SA
Vietnet24h - Dòng vốn nước ngoài dịch chuyển vào Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phụ trợ mở rộng sản xuất. Nhưng, cơ hội đó chỉ đến với doanh nghiệp “môn đăng hộ đối”.

Tăng tốc

Những ngày gần đây, ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc CNC Tech liên tục nhận được điện thoại, email từ các công ty Nhật Bản mong muốn đặt hàng hoặc liên doanh liên kết với CNC Tech trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. “Nếu như trước đây, phải mất từ 6 tháng tới 1 năm hai bên mới có thể đi tới hợp tác, giờ đây chỉ mất từ 1 đến 2 tháng", ông Hùng nói.

Mới đây, Nhật Bản đã dành 2,2 tỉ đô la Mỹ trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển quy trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu. Một cuộc khảo sát do Viện nghiên cứu Tokyo Shoko cũng cho thấy 37% trong tổng số 2.600 doanh nghiệp được khảo sát muốn đưa nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc.

Làn sóng dịch chuyển đầu tư đã diễn ra từ những năm trước khi các tập đoàn đa quốc gia áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1 để giảm phụ thuộc của chuỗi cung ứng vào một quốc gia. Quá trình này càng được thúc đẩy bởi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra cuối năm 2018 cũng như đại dịch Covid-19 cuối năm 2019. Ông Hùng cảm nhận, tiến trình dịch chuyển rõ ràng hơn bao giờ hết khi Chính phủ Nhật đưa ra gói hỗ trợ, là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình dịch chuyển này.

Không chỉ doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp châu Âu cũng đang tính nước cờ rời khỏi Trung Quốc. Một cuộc khảo sát mới công bố của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu và Đức tại Trung Quốc, được tờ South China Morning Post dẫn nguồn cho thấy kết quả kinh doanh đáng thất vọng khi một nửa số công ty tham gia phỏng vấn cho rằng biên lợi nhuận của họ sẽ giảm khoảng 20%.

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn FDI với nguồn lao động dồi dào, chi phí tương đối cạnh tranh; chính trị ổn định và vị trí chiến lược. Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực như CPTPP, EVFTA cũng là điểm cộng để Việt Nam là tâm điểm trong mắt các nhà đầu tư ngoại.

Trong cuộc khảo sát của Deep Knowledge Ventures, một quỹ đầu tư có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc) vào giữa tháng 4, Việt Nam cũng chỉ đứng sau Singapore trong khu vực Đông Nam Á về điểm đến an toàn. Theo lãnh đạo Deep Knowledge Ventures, quốc gia càng an toàn, càng khiến các nhà đầu tư yên tâm đổ vốn.

“Chúng tôi đang tiếp tục đầu tư mở rộng để đón đầu xu hướng dịch chuyển này", ông Hùng nói, dù việc đầu tư diễn ra trong bối cảnh công ty vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Các đối tác của CNC Tech, công ty sản xuất các mặt hàng công nghệ dành cho người tiêu dùng cuối cùng, bị giảm sút doanh số, khiến sản lượng của CNC Tech cũng lao dốc theo.

Hiện nay, CNC Tech đang đầu tư tổ hợp để sản xuất công nghiệp phụ trợ như khuôn mẫu, thép, nhựa đúc, sơn bề mặt, với quy mô từ 4 tới 10 ha. Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư thêm mảng bất động sản công nghiệp để các doanh nghiệp có thể thuê lại nhà xưởng, giúp doanh nghiệp ngoại rút ngắn thời gian dịch chuyển đầu tư.

“Đây là kế hoạch chúng tôi đã đặt ra 3 năm qua và sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện sau đại dịch”, ông Hùng nói.

Một số doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội nhưng vẫn ngần ngại trước viễn cảnh “tụt dốc" nhu cầu và dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu. Ông Đặng Quang Khởi, Tổng giám đốc Công ty nhựa An Lập, một trong những công ty làm trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho các hãng điện tử nước ngoài nói, dù ông biết có làn sóng dịch chuyển dòng vốn FDI nhưng ông không có nguồn lực và cũng chưa dám mạo hiểm để mở rộng sản xuất trong bối cảnh bất định như hiện nay.

Trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, cũng như bao công ty khác, An Lập đã phải giảm khoảng 60% công suất sản xuất do các đối tác của công ty như Samsung, Honda giảm đơn hàng. Hiện nay, công suất sản xuất đã khôi phục được 80% nhưng người đứng đầu công ty vẫn rất lo lắng về rủi ro tiềm ẩn trong thời gian tới.

Năm 2019, nhận thấy dòng vốn FDI có xu hướng dịch chuyển sang Việt Nam do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ông Khởi đã đầu tư dây chuyền máy móc để tăng công suất, cải thiện chất lượng và giá thành. Ông còn kỳ vọng năm 2020 này doanh thu sẽ tăng thêm 20% như những gì đã thực hiện được trong năm 2019. “Với diễn biến dịch bệnh đang hoành hành tại Mỹ và châu Âu, doanh thu của chúng tôi bằng năm ngoái là may", ông Khởi nói.

Hậu Covid-19, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Dù biết đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, nhưng An Lập không thể tăng công suất sản xuất trong bối cảnh doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm, việc tiếp cận ngân hàng cũng không dễ dàng.


Hai mặt của đồng xu

Các doanh nghiệp như An Lập không phải hiếm, và hệ quả tất yếu là miếng bánh công nghiệp phụ trợ sẽ dành cho khối ngoại tại Việt Nam.

“Quanh Bắc Ninh và Bắc Giang, chúng tôi liên tục thấy các nhà máy sản xuất công nghiệp phụ trợ của Hàn Quốc, Trung Quốc mọc lên”, ông Khởi nói. “Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại không đủ nguồn lực, hoặc không dám đầu tư".

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Điện tử Việt Nam, cho hay, công nghiệp phụ trợ là ngành khó, tập trung cả vốn, công nghệ, lao động. Ai cũng biết là cơ hội rất lớn nhưng để tận dụng được dòng vốn FDI, các doanh nghiệp trong nước cũng phải “môn đăng hộ đối" về cả quy mô, trình độ sản xuất, năng lực tiếp cận của doanh nghiệp nội. Nếu không, dòng vốn FDI vào nước ta sẽ gây ra tác dụng ngược.

“Cơ hội sẽ vụt mất và Việt Nam sẽ bị chiếm lĩnh cả về thị trường, đất đai và tài nguyên không tái tạo ngay trên sân nhà", bà Hương, đồng thời là Chủ tịch HĐQT của một công ty điện tử nói.

Hiện nay, công ty của bà Hương chưa thấy cơ hội đâu nhưng đã bắt đầu thấy được sự cạnh tranh khốc liệt về nguồn lực như đất đai, lao động. Các công ty cho thuê đất công nghiệp đang muốn tăng giá thuê đất trong bối cảnh đại dịch khiến các doanh nghiệp nội “bầm dập”. Đây là hệ quả tất yếu khi nhu cầu thuê đất công nghiệp của khối ngoại tăng lên. Về nguồn lao động, các công ty trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đã tốn nhiều công sức để đào tạo được đội ngũ thợ lành nghề, nhưng nếu doanh nghiệp FDI dịch chuyển sang, họ chỉ cần trả lương cao hơn 50.000 đồng/tháng là lao động sẵn sàng chuyển việc.

Trong khi đó, theo vị lãnh đạo Hiệp hội điện tử, những hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua Covid-19 mới chỉ nằm ở trên báo chí, truyền thông, doanh nghiệp nhận được hỗ trợ là rất hạn chế và mất rất nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục hành chính nhận được gói hỗ trợ này. Trong khi doanh nghiệp các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore đều đã được nhận gói hỗ trợ của chính phủ họ một cách dễ dàng.

Nếu doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ không thể sống sót, miếng bánh thị phần càng thuộc về tay các doanh nghiệp ngoại. Trong bối cảnh họ chuyển dịch sản xuất một cách cơ học, tức là doanh nghiệp trong nước không làm chủ được công nghệ thì đây sẽ là điều rất nguy hiểm tới nền kinh tế.

Covid-19 và chuỗi cung ứng toàn cầu Vietnet24h - Ngoài những lo ngại về sức khỏe, Covid-19 mang đến những lo ngại về kinh tế khi hàng hóa mà ngành công nghiệp điện tử trên thế giới phụ thuộc vào bị hạn chế do nguồn chính của các linh kiện và hàng hóa này hạn chế sản lượng.
Theo TBKTSG
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Hàn Quốc chuẩn bị gói hỗ trợ trị giá hơn 7 tỷ USD cho ngành công nghiệp chip Vietnet24h - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố sẽ dồn mọi nguồn lực có thể để giành chiến thắng trong "cuộc chiến" về chip, hứa hẹn lợi ích về thuế cho các khoản đầu tư.
Samsung có kế hoạch tăng thêm 1 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam hàng năm Vietnet24h - Giám đốc tài chính (CFO) của Samsung Electronics Park Hark-kyu cho biết khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hà Nội hôm thứ Năm vừa qua (10/5), Samsung có kế hoạch bổ sung khoảng 1 tỷ USD vào đầu tư vào Việt Nam hàng năm.
Thắt chặt quản lý thuê bao di động, đẩy mạnh phòng chống SIM rác Vietnet24h - Các biện pháp quản lý thuê bao di động chặt chẽ hơn được đưa ra nhằm phòng chống SIM rác, đảm bảo an ninh mạng và quyền lợi người dùng.
Nhật Bản phê duyệt khoản trợ cấp bổ sung 3,9 tỷ USD cho công ty chip Rapidus để đáp ứng các mục tiêu bán dẫn Vietnet24h - Nhật Bản hôm thứ Ba thông báo họ đã phê duyệt khoản trợ cấp bổ sung lên tới 590 tỷ yên (3,89 tỷ USD) cho nhà sản xuất chip Rapidus Corporation.
Mỹ cập nhật hạn chế xuất khẩu chip và công cụ AI sang Trung Quốc Vietnet24h - Bộ Thương mại Hoa Kỳ, cơ quan giám sát các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, cho biết họ có kế hoạch tiếp tục cập nhật các hạn chế đối với việc vận chuyển công nghệ sang Trung Quốc khi tìm cách củng cố và điều chỉnh các biện pháp này.
Ông Tập nói với Thủ tướng Hà Lan: Không thế lực nào có thể ngăn cản bước tiến công nghệ của Trung Quốc Vietnet24h - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm thứ Tư (27/3) rằng, không có thế lực nào có thể ngăn cản tốc độ tiến bộ công nghệ của Trung Quốc.
Mỹ cân nhắc cấm 4 nhà sản xuất chip Trung Quốc liên kết với Huawei Vietnet24h - Bốn nhà sản xuất chip Trung Quốc có khả năng bị đưa vào danh sách đen vì có liên hệ với Huawei.
Đạo luật quan trọng đầu tiên trên thế giới nhằm điều chỉnh AI được các nhà lập pháp châu Âu thông qua Vietnet24h - Quốc hội Liên minh Châu Âu hôm thứ Tư đã phê duyệt bộ quy tắc cơ bản quy định lớn đầu tiên trên thế giới để quản lý trí tuệ nhân tạo trung gian đi đầu trong đầu tư công nghệ.
Chặn hơn 5000 thuê bao 2G hòa mạng trong 3 ngày Vietnet24h - Cục Viễn thông đã cùng doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu để rà soát yêu cầu các thuê bao 2G Only sau 1/3/2024 không được hòa mạng. Sau 3 ngày theo dõi, đã có khoảng 5.400 thuê bao 2G không được phép hòa mạng.
Giám đốc điều hành Meta Zuckerberg gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida tại Tokyo để thảo luận về AI Vietnet24h - Giám đốc điều hành Meta Platforms Mark Zuckerberg đã thảo luận các vấn đề về trí tuệ nhân tạo với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào thứ Ba trong chuyến công du châu Á của người sáng lập Facebook.
Đài Loan nên sử dụng lĩnh vực bán dẫn để mở rộng 'Đổi mới bán dẫn Silicon" Vietnet24h - Người sáng lập Acer Stan Shih cho biết ngành công nghiệp vi mạch của Đài Loan nên tận dụng khả năng sản xuất chip của mình để mở rộng đổi mới liên quan và tập trung vào thị trường ứng dụng sản xuất quy mô nhỏ nhưng được sản xuất theo yêu cầu riêng.
Hon Hai, Siemens ký bản ghi nhớ về phát triển hệ sinh thái xe điện Vietnet24h - Là một phần của Biên bản ghi nhớ, nhà lắp ráp iPhone Hon Hai và Siemens sẽ hợp tác trong các quy trình sản xuất toàn cầu cho xe điện, thiết bị điện tử và công nghệ thông tin và truyền thông.
PC AI - Kết nối liền mạch, mở rộng thế giới Vietnet24h - Kết nối thế giới trong tầm tay với PC AI - nền tảng lý tưởng cho giao tiếp và cộng tác.
Năng lực sản xuất chip của Mỹ tăng gấp ba vào năm 2032 nhờ Đạo luật CHIPS Vietnet24h - Đạo luật Khoa học và CHIPS của Hoa Kỳ đã được ký thành luật vào tháng 8 năm 2022 và cam kết tài trợ 39 tỷ USD và tín dụng thuế đầu tư 25% cho hoạt động sản xuất chip hoặc chất bán dẫn.
Elon Musk: Đầu tư mạnh mẽ vào AI là chìa khóa thành công Vietnet24h - Tỷ phú công nghệ Elon Musk đã đưa ra cảnh báo rằng các công ty không sẵn sàng chi tiêu lớn cho trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đối mặt với nguy cơ thất bại trên thị trường.
Microsoft đầu tư 1,7 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng AI ở Indonesia Vietnet24h - Hôm qua, thứ Ba, Microsoft cho biết, họ sẽ đầu tư 1,7 tỷ USD vào Indonesia trong 4 năm tới để xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây và AI mới.
Nvidia có kế hoạch xây dựng một trung tâm AI trị giá 200 triệu USD ở Indonesia Vietnet24h - Theo Bộ trưởng Truyền thông Indonesia, Nvidia sẽ hợp tác với công ty viễn thông Indosat Ooredoo Hutchison cho dự án nhằm củng cố cơ sở hạ tầng viễn thông địa phương và tài năng kỹ thuật số.
Ngành công nghiệp chip bán dẫn Hoa Kỳ và gã khổng lồ công nghệ Intel Vietnet24h - Thị trường chip bán dẫn trên thế giới đang liên tục phát triển và hiện đã cán mốc trên 500 tỷ USD.
LG CNS mở rộng sang thị trường chuyển đổi số Việt Nam Vietnet24h - LG CNS đã thiết lập quan hệ đối tác với Tập đoàn FPT của Việt Nam để mở rộng sang thị trường chuyển đổi kỹ thuật số của quốc gia Đông Nam Á này, bộ phận dịch vụ CNTT của Tập đoàn LG cho biết hôm thứ Ba vừa qua.
Đóng gói chip, AI trên thiết bị, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số là động lực tăng trưởng của Samsung Vietnet24h - Samsung Electronics sẽ tập trung vào việc nuôi dưỡng các lĩnh vực kinh doanh mới nổi như chip nhớ AI, đóng gói chip tiên tiến, AI trên thiết bị, robot và chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số để thúc đẩy tăng trưởng mới, các giám đốc điều hành của công ty nói với các cổ đông trong cuộc họp thường niên hôm thứ Tư.20/3/2024.
Tesla bị kiện vì ô nhiễm không khí từ hoạt động của nhà máy ở Fremont, California Vietnet24h - Tesla đang bị Dự án Dân chủ Môi trường khởi kiện với cáo buộc “liên tục không tuân thủ Đạo luật Không khí Sạch” tại nhà máy lắp ráp của công ty ở Fremont, California.
Samsung khởi động cuộc thi “Một Chạm Tiết Kiệm Sống Xanh” Vietnet24h - Samsung chính thức tổ chức cuộc thi “Một Chạm Tiết Kiệm Sống Xanh” trên đa nền tảng mạng xã hội Tiktok, Facebook và Instagram với thông điệp chung tay thực hiện những hành động “tiết kiệm sống xanh” mỗi ngày để tiết kiệm cho chính bạn và bảo vệ Trái Đất.
Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Thế giới 2024: Biến tầm nhìn thành hành động Vietnet24h - WCEF là một trong những sự kiện hàng đầu thế giới về nền kinh tế tuần hoàn và cung cấp nền tảng để chia sẻ kiến thức và chuyên môn, xây dựng mạng lưới và quan hệ đối tác cũng như thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.
Việt Nam nâng cao vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế xanh Vietnet24h - Đối mặt với những thách thức to lớn từ toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, Việt Nam đã khẳng định vai trò lãnh đạo của mình bằng cách tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh”, khẳng định vị thế tiên phong trong việc định hình một nền kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường.
Ấn Độ xây dựng nhà máy năng lượng sạch trị giá 20 tỷ USD Vietnet24h - Tập đoàn năng lượng xanh Adani đang biến vùng đất cằn cỗi rộng lớn ở bang Gujarat (Ấn Độ) thành nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới.
Trung Quốc: hành trình từ "thành phố ô nhiễm" đến "kỷ nguyên không khí sạch" Vietnet24h - Trung Quốc đã chuyển đổi đáng kể để cải thiện chất lượng không khí, thúc đẩy năng lượng sạch và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, giúp Bắc Kinh không còn được biết đến là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Sự khan hiếm nước đe dọa các nhà sản xuất chip và có thể đẩy giá cao hơn Vietnet24h - Trong một báo cáo hôm thứ Hai, S&P Global Ratings cho biết tình trạng thiếu nước có thể ảnh hưởng đến các công ty bán dẫn như TSMC, nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới.
SK hynix tăng cường sử dụng vật liệu tái chế lên 30% vào năm 2030 Vietnet24h - SK hynix, nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới, hôm thứ Ba (6/2) tuyên bố sẽ tăng tỷ lệ vật liệu được sử dụng làm vật liệu tái chế lên hơn 30% vào năm 2030.
Tesla bị khởi kiện bởi 25 quận ở California Vietnet24h - Tesla đang phải đối mặt với một vụ kiện từ 25 quận ở California với cáo buộc xử lý sai chất thải nguy hại tại các cơ sở trong bang.
Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp với LNG - Tiến bộ và thách thức Vietnet24h - Hội thảo cung cấp các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp, chỉ ra nhiên liệu LNG là nguồn nhiên liệu hiệu quả trong quá trình này.