Sự kiện do Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE) tổ chức buổi gặp gỡ. các cơ quan truyền thông, báo chí về cuộc thi ảnh nghệ thuật “Người Việt tin dùng hàng Việt” và khởi động cuộc thi “Tôn vinh bàn tay vàng”. Tại đây, còn diễn ra ký kết hợp tác xúc tiến đầu tư du lịch; Ra mắt CLB Doanh nghiệp Hội nhập chuyển đổi số; Kết nạp thành viên và tặng bằng khen cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong công tác thiện nguyện.
Phát biểu tại buổi họp, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, cho biết: được sự đồng thuận của Sở VH&TT TP.HCM theo văn bản số 529 ngày 16/3/2022 về việc để Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) tổ chức cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” nhằm lan toả hình tượng đẹp liên quan đến mọi lĩnh vực “Sản xuất - phân phối - tiêu dùng” hàng Việt Nam trong đời sống sinh hoạt đã thu hút được đông đảo doanh nghiệp hàng Việt và các nhà nhiếp ảnh thuộc 63 tỉnh-thành đồng hành gửi tác phẩm tham dự.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cuộc thi ảnh lần I hứa hẹn sẽ góp phần vào việc kêu gọi người dân phát huy lòng yêu nước, ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước và hỗ trợ các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Chỉ khi những doanh nghiệp tự đứng vững được trên đôi chân của mình mới sản xuất được những sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý đủ sức cạnh tranh chinh phục được người tiêu dùng trong nước.
Theo Viện IMRIC, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp, làng đã chủ động chuyển đổi linh hoạt phương thức sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tạo sức cạnh tranh của doanh nghiệp…
Đồng thời, các tỉnh, thành phố đã có nhiều hình thức, cách làm sáng tạo, chương trình tuyên truyền phong phú, nội dung đổi mới, chú trọng xây dựng và thực hiện nhiều mô hình hay như: “Câu lạc bộ hàng Việt”, “Tổ phụ nữ ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Bình Thuận); “Nông sản Hải Phòng hướng tới người tiêu dùng Việt”; tổ chức cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về Cuộc vận động (Bình Dương); ngày hội “Thanh niên đồng hành cùng hàng Việt”, mô hình “Tự hào hàng Việt, sử dụng hàng Việt” (Hậu Giang, Hòa Bình); mô hình “ Doanh nhân đồng hành cùng hàng Việt”, “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa”; “Người Tuyên Quang ưu tiên dùng nông sản Tuyên Quang; ”mô hình “Mỗi tuần giới thiệu một sản phẩm Việt Nam chất lượng cao” (Bến Tre); mô hình “Nhận diện hàng giả, hàng thật” (Hà Nội).
Khởi Động Cuộc Thi Tìm kiếm Tài Năng Ngành Làm Đẹp "Tôn Vinh Bàn Tay Vàng 2022 " mùa 1.
Bên cạnh nhu cầu ăn uống và giải trí, dịch vụ chăm sóc cá nhân và tinh thần được nhiều người Việt quan tâm hơn vài năm trở lại đây “Với mong muốn tạo ra sân chơi quy mô, chuyên nghiệp để những bạn trẻ đam mê ngành chăm sóc sắc đẹp có cơ hội giao lưu học hỏi với đồng nghiệp quốc tế. Đồng thời, khẳng định tay nghề, tài năng, bản lĩnh của mình để khởi nghiệp. Chi nhánh Miền Bắc thực hiện Cuộc Thi Tìm kiếm Tài Năng Ngành Làm Đẹp "Tôn Vinh Bàn Tay Vàng 2022 " mùa 1. Đây là một sự kiện được toàn ngành làm đẹp châu Á mong đợi, một sân chơi đẳng cấp ngang tầm quốc tế dành cho những trái tim đam mê.
Bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc chi nhánh Miền Bắc Viện IMRIC phát biểu: với xu thế hội nhập của thế kỷ 21 thì chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao, với lối sống lành mạnh cũng như sự quan tâm tới nhan sắc, sắc đẹp ngày càng được con người chú trọng hơn, trong mong muốn giữ lại tuổi thanh xuân. Ngày nay nhu cầu làm đẹp không đơn thuần chỉ ở phụ nữ, mà giờ nam giới họ cũng quan tâm đến nhan sắc rất nhiều . Họ hiểu ra rằng để đạt tới thành công trong mọi lĩnh vực thì có tài và may mắn không chưa đủ mà nó còn phụ thuộc vào chữ “Sắc “.
Nhằm đáp ứng, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ làm đẹp chuyên ngành Spa - Thẩm Mỹ Viện. Viện Nghiên Cứu Thị Trường & Truyền Thông Quốc Tế Chi Nhánh Miền Bắc (IMRIC) thuộc bộ Khoa Học Và Công Nghệ phối hợp với Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật & Kinh Tế Hội Nhập đồng tổ chức. Cùng với các cơ quan thông tấn báo chí, đài truyền hình, các sở ban nghành có liên quan tạo lên một cuộc thi chuyên nghiệp. Đây là nơi để các đơn vị, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp cùng nhau tranh tài cũng như trao đổi kinh nhiệm học hỏi nâng cao chất lượng dịch vụ và phẩm chất nghề nghiệp. Cuộc thi cũng là nơi để những giá trị đích thực , những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến với người tiêu dùng.
“Cuộc thi cũng là sự kiện quan trọng của Viện chúng tôi trong việc công nhận và vinh danh những cá nhân, tập thể đã có những đóng góp có ý nghĩa to lớn cho ngành làm đẹp trong nhiều năm qua, đưa ngành làm đẹp Việt Nam lên một tầm cao mới, sánh ngang tầm cùng các nước trong khu vực và quốc tế”, bà Nguyễn Thị Huyền nói.
Ký Kết hợp tác chiến lược giữa CLB Doanh Nghiệp Chuyển Đổi Số & Hội Nhập trực thuộc Viện IMRIC và Chi Hội VID trực thuộc Hiệp Hội Khởi Nghiệp Quốc Gia.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đôi bên, vì có sự tương quan và chức năng hoạt động có thể bổ trợ lẫn nhau như: Hỗ trợ đồng hành cùng nhautổ chức các sự sự kiện của hai bên; cùng xây dựng tổ chức các hoạt động, các sự kiện bổ ích cho doanh nhân, doanh nghiệp như chương trình vinh danh, tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp; hỗ trợ truyền thông và phát triển thương hiệu; Nhằm chéo nhau sử dụng các mối quan hệ, nền tảng, các dịch vụ của của đôi bên phát huy tối đa hiệu quả.
2 bên đã đi đến thống nhất ký kết hợp tác chiến lược:
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định khoa học và công nghệ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ đã được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới để đưa khoa học và công nghệ không chỉ gắn mà thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp.
Viện IMRIC và Viện IRLPIE ra đời với mục đích đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm để đưa các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm, hàng hóa phục vụ trực tiếp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; phong trào khởi nghiệp sáng tạo đã lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội; tiềm lực khoa học và công nghệ được củng cố; thị trường khoa học và công nghệ bước đầu gắn kết hoạt động khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ dần đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.