Lúc 8h30 sáng nay, giá vàng SJC tại Hà Nội qua niêm yết của một số doanh nghiệp vàng lớn giao dịch ở mức 51,8 triệu đồng/lượng (mua vào) - 52,8 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và 51,81 triệu đồng/lượng - 52,8 triệu đồng/lượngđối với giao dịch bán buôn.
Tại TPHCM, giá vàng SJC qua niêm yết của doanh nghiệp ở mức 51,6 triệu đồng/lượng - 52,75 triệu đồng/lượng, tăng mỗi chiều 550.000 đồng/lượng và 1,25 triệu đồng/lượng mỗi chiều so với chốt phiên hôm qua.
Trước đó trong 2 ngày vừa qua, vàng SJC liên tục phá các mức giá kỷ lục 51, 52 và 53 triệu đồng/lượng.
Đến 11h30 (22/7), các cửa hàng vàng trong nước đều điều chỉnh giá vàng SJC về quanh mốc 53 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán hiện khoảng 0,8-1 triệu đồng/lượng.
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận niêm yết vàng SJC với giá 52,00-52,85 triệu đồng/lượng, giảm 450 nghìn đồng/lượng so với mức cao nhất sáng nay.
Tập đoàn Phú Quý hiện niêm yết giá vàng SJC ở mức 52,15-52,95 triệu đồng/lượng, tăng tiếp 600 nghìn đồng/lượng so với khi mở cửa. Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết 51,95-53,05 triệu đồng/lượng. DOJI giữ nguyên mức niêm yết 52,00-52,8 triệu đồng/lượng.
Cũng tại TPHCM, có doanh nghiệp còn điều chỉnh giá vàng vọt qua mốc 53 triệu đồng/lượng, hiện giao dịch ở mức 52 triệu đồng/lượng - 53,2 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, lúc 8h45 sáng nay (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com có biên độ tăng tới 19,4 USD, giao dịch ở mức 1.860,8 USD/ounce
Hiện giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong 9 năm qua khi nhà đầu tư kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế nhiều hơn.
Đáng chú ý, giá vàng liên tục tăng cao kể từ đầu tháng 7 nhưng các doanh nghiệp vàng cho biết không có giao dịch đột biến. Theo quan sát tại các cửa hàng vàng trên địa bàn Hà Nội, người dân chủ yếu mang vàng đi bán để chốt lời, trong khi mua vào rất ít. Trong ngày 21/7, một đại diện kinh doanh của DOJI cho biết, giao dịch tại DOJI so với các ngày trước đó cũng không có quá nhiều biến động. Tỷ lệ mua/bán vàng miếng và vàng ép vỉ trung bình ở mức 80%.
Dữ liệu mới nhất cho thấy, dịch COVID-19 cho tới nay đã khiến gần 15 triệu người trên thế giới mắc bệnh, trong đó khoảng 612.000 người đã tử vong. Giới chuyên gia cho rằng, số người mắc bệnh và tử vong do COVID-19 thực tế có thể cao hơn nhiều do năng lực xét nghiệm của nhiều nước còn hạn chế.
Trong thập kỉ qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tích cực tăng dự trữ vàng để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Theo số liệu mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới, Nga từng là nước đóng góp nhiều nhất cho xu hướng trên và là quốc gia sở hữu lượng vàng lớn thứ 5 thế giới, với gần 2.300 tấn vàng.
Thị trường thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua Nga, trở thành nhà nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới. Nguyên nhân được cho là nước này lo ngại có thể bị cấm khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng USD do quan hệ nguội lạnh với Mỹ.
Giám đốc Giao dịch tại U.S. Global Investors Michael Matousek cho biết: Vàng đang trở nên phổ biến theo cấp số nhân, chỉ vì tất cả các khía cạnh lạm phát: Đường cong lợi suất, in tiền, lo lắng về nền kinh tế và Covid-19.
Hầu hết các nhà phân tích dự báo có 30% cơ hội giá vàng sẽ lên 2.000 USD/ounce trong 3 đến 5 tháng tới. Còn Citi Group dự kiến giá vàng sẽ sớm đánh bại mốc 1.920 USD/ounce từng đạt được vào năm 2011 và sẽ còn lên cao nữa - mức cao nhất mọi thời đại trong 6 đến 9 tháng tới.