Với việc triển khai này, GrabFood hiện đã có mặt tại 18 tỉnh thành. Hiện tại, GrabFood là nền tảng giao nhận thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất tại Việt Nam.
Theo thống kê năm 2019 GrabFood là nền tảng giao nhận thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất tại Việt Nam. Báo cáo của Kantar công bố vào tháng 8/2019, 87% người dùng lựa chọn GrabFood là nền tảng giao thức ăn họ sử dụng thường xuyên nhất.
Năm 2019 tổng lượng giao dịch thanh toán qua ví Moca trên ứng dụng Grab tăng 131%, với số lượng người dùng tương tác hàng tháng tăng hơn 121%. GrabExpress là một trong những nền tảng giao nhận hàng hóa tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, với mức tăng trưởng 97%.
Ông Jerry Lim, Tổng giám đốc Grab Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi rất phấn khích với việc trở thành nền tảng giao nhận thức ăn có mạng lưới hoạt động rộng nhất Việt Nam ngay trong ngày đầu tiên của năm 2020. Triển khai dịch vụ GrabFood tại Thanh Hóa, Vinh, Nghệ An không chỉ giúp người dùng tại các thành phố này tiếp cận các dịch vụ sẵn có trên hệ sinh thái Grab, mà còn mang đến cơ hội gia tăng thu nhập cho các đối tác tài xế, đối tác nhà hàng tại đây, gián tiếp phát triển nền kinh tế số của các địa phương này”.
Khi thực hiện đặt món ăn trên GrabFood, ứng dụng sẽ tự động xác định vị trí khách hàng để đề xuất danh sách nhà hàng ở gần với khách hàng. Ngoài ra, khách đặt món có thể theo dõi vị trí của đối tác tài xế ngay trên ứng dụng theo thời gian thực.
Grab cũng là đơn vị tiên phong đưa mô hình “căn bếp trung tâm" (cloud kitchen) vào hoạt động tại Việt Nam với tên gọi GrabKitchen, được đặt tại quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Ngoài ra, Grab cũng thực hiện chương trình “Giảm nhựa sống xanh" với mặc định “Không lấy dụng cụ thức ăn bằng nhựa" cho tất cả đơn hàng GrabFood từ các quán ưa thích và các giải pháp thiết thực khác như thử nghiệm túi giấy tái chế, thay thế hộp xốp/hộp nhựa bằng hộp bã mía thân thiện môi trường… đã được triển khai, đón nhận sự ủng hộ tích cực từ phía người dùng cũng như đối tác nhà hàng.