Thị trường công nghệ
Cân bằng lợi ích và bảo vệ tài nguyên “mềm” cho công nghiệp điện tử Việt Nam
Hoàng An - Thứ Hai, 28/12/2020 5:00 CH
Vietnet24h - Năm 2020, Việt Nam liên tục đón được các tập đoàn lớn trong ngành điện tử, trong số đó có cả nhà cung cấp của Apple là Foxconn và Pegatron… Làm sao để các công ty này tạo ra nhiều lợi ích cho Việt Nam, mà không làm cho các nhà sản xuất Việt thua trên chính sân nhà?
Trao đổi với Trí thức trẻ, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhận định: "Không thể để cho thị trường của chúng ta bị thao túng hoàn toàn bởi doanh nghiệp nước ngoài được. Đó luôn luôn là không nên trong việc quản lý kinh tế vĩ mô".

Trong một năm đầy biến động vì Covid-19, hàng loạt chuỗi cung ứng đứt gãy, doanh nghiệp ngành điện tử đã bị tác động như thế nào? Có phải các doanh nghiệp là nhà cung cấp cho thương hiệu lớn sẽ "dễ sống" hơn các doanh nghiệp khác?

Mỗi khủng hoảng lại có đặc điểm riêng. Covid-19 tác động trực tiếp vào chuỗi cung ứng, nên doanh nghiệp hỗ trợ sẽ cảm nhận rất rõ, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ lẻ có hệ thống logistics mong manh, phụ thuộc nhiều vào các đơn hàng đơn lẻ. Các cụ có câu "Buôn có bạn, bán có phường", những người làm ăn có hội thì việc tương trợ cũng tốt hơn là đơn lẻ. Doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn đi xa và muốn làm bền bỉ dài lâu cũng phải có hội, và chuỗi cung ứng mang tính chất như vậy.

Tuy nhiên, một nhà cung ứng cũng chưa chắc phụ thuộc vào một chuỗi. Những doanh nghiệp là nhà cung ứng chuyên nghiệp thì họ có thể cung ứng cho một vài chuỗi. Tinh mà linh hoạt, cách điều hướng nguồn cung của họ sẽ tốt hơn những doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào một kênh bán hàng, mua hàng đơn lẻ thôi. Rõ ràng nếu xét về tính rủi ro thì bao giờ làm ăn đơn lẻ cũng rủi ro cao hơn, nhưng cũng có thể là thu về lợi nhuận nhiều hơn dù độ an toàn không cao.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hỗ trợ cũng được lợi trong khủng hoảng. Ví dụ như là trong giai đoạn Covid-19, mọi người phải làm việc ở nhà nhiều, nhu cầu cho máy tính, thiết bị ngoại vi lại gia tăng và đến giờ vẫn còn tiếp tục tăng.

Điều này thể hiện ngay trong kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử trong giai đoạn từ tháng giêng đến tháng 9 năm nay. Tỷ trọng xuất khẩu máy tính và linh kiện gia tăng nhiều hơn điện thoại di động. Những năm trước, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng điện thoại di động và linh kiện sẽ cao hơn máy tính, nhưng năm nay thì ngược lại.

Tỷ trọng xuất khẩu máy tính và linh kiện gia tăng nhiều hơn điện thoại di động trong 9 tháng năm 2020

Trong năm 2020, có rất nhiều cái tên lớn trong ngành điện tử đã tuyên bố sẽ đầu tư sản xuất tại Việt Nam, như các nhà cung cấp cho Apple. Có thông tin từ báo chí quốc tế cho biết trong thời gian tới các sản phẩm công nghệ cao như iPad có thể sẽ Made in Vietnam. Điều này đang được nhận định là "tin tốt" đối với Việt Nam. Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, bà nhận thấy Việt Nam có cơ hội và thách thức gì từ đó?

Trước hết, tôi muốn làm rõ, xu hướng chuyển dịch của chuỗi cung ứng vào Việt Nam thực ra đã bắt đầu từ cách đây 2 năm, mà nguyên nhân sâu xa, lại không hoàn toàn do thương chiến Mỹ-Trung hay Covid-19.

Trung Quốc có ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin đến nay đã tương đối phát triển. Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, họ đã phát triển lên tầm cao hơn là chỉ lắp ráp đơn thuần như trước. Việt Nam là nước khá tương đồng với Trung Quốc trong các hoạt động về sản xuất điện tử, cả về nhân công và vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, logistics… và là địa chỉ phù hợp để tiếp nhận dòng dịch chuyển vốn, cũng chính là dòng dịch chuyển về công nghệ.

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung hay Covid-19 chỉ làm cho xu hướng này thể hiện rõ nét hơn và đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển mà thôi. Còn chắc chắn, xu hướng dịch chuyển công nghệ trong sản xuất điện tử sẽ luôn luôn là dòng chảy công nghệ từ cao xuống thấp, từ nước có công nghệ phát triển cao hơn sang các nước có điều kiện thấp hơn với mục tiêu cắt giảm chi phí, chỉ là sớm hay muộn.

Khi Covid-19 xảy ra, các nhà sản xuất đầu chuỗi như Apple, Samsung hay LG giật mình nhận ra mình quá phụ thuộc vào một thị trường, rủi ro sẽ cao. Chứ họ không hề đánh giá thấp Trung Quốc. Dù làm ở đâu họ cũng sẽ muốn phân bổ rủi ro thay vì tập trung vào một nơi. Và vì thế các nhà sản xuất đầu chuỗi một phần chuyển ra ngoài Trung Quốc, một phần là tìm những nguồn cung ứng thêm để dự phòng.

Tuy nhiên, trong bất cứ câu chuyện kinh tế nào cũng có thời cơ và thách thức. Thách thức ở đây là chúng ta sẽ có nguy cơ mất lợi thế thị trường vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

Thị trường chính là một dạng tài nguyên mềm. Việt Nam cũng có lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài là thị trường gần 100 triệu dân, lao động trẻ, vị trí địa lý là ngã ba trung chuyển thuận lợi. Nếu doanh nghiệp trong nước yếu quá, để FDI thống trị hoàn toàn thì nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào FDI rất nhiều. Tất nhiên trong giai đoạn này, mình yếu quá thì đành chịu. Nhưng với tư cách một người trong ngành, quan điểm của tôi là không nên đành chịu như vậy.

Chính phủ và các nhà sản xuất công nghiệp trong ngành cần có định hướng, rằng từ từ từng bước, chúng ta sẽ tiếp thu được những công nghệ nhà đầu tư đưa vào để làm chủ và có những doanh nghiệp có đủ năng lực canh tranh được ở thị trường trong nước. Không thể để cho thị trường của chúng ta bị thao túng hoàn toàn bởi doanh nghiệp nước ngoài được. Đó luôn luôn là không nên trong việc quản lý kinh tế vĩ mô.

Trong năm 2020, có rất nhiều cái tên lớn trong ngành điện tử đã tuyên bố sẽ đầu tư sản xuất tại Việt Nam

Khi xu hướng hội nhập là không thể đảo ngược, có lẽ việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của chúng ta sẽ khó khăn hơn các hình mẫu công nghiệp như Nhật, Hàn. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp FDI không lấn át cơ hội phát triển của doanh nghiệp nội?

Trong giai đoạn đầu, khi doanh nghiệp nội còn yếu, đương nhiên phải cho FDI vào, nhưng phải có điều tiết. Lúc này cần đến bàn tay của Nhà nước, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, mà còn có vườn ươm hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt để họ đủ năng lực tiếp nhận công nghệ, dần dần từng bước sẽ làm chủ công nghệ để có năng lực cạnh tranh, giữ được thị trường trong nước. Nếu doanh nghiệp không đủ mạnh thì không thể bảo vệ "nguồn tài nguyên mềm" là thị trường của mình.

Thứ nhất, mở cửa cho FDI nhưng phải chọn lọc công nghệ thượng nguồn, không mang tính cạnh tranh cao với những công nghệ đã có sẵn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. FDI vào Việt Nam cần tạo được hiệu ứng lan tỏa, tạo công ăn việc làm và tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI đó, đồng thời tạo cơ hội tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến.

Thứ hai, công nghệ đưa vào Việt Nam không được phép là công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng không tái tạo, hủy hoại môi trường. Nếu FDI vào Việt Nam là nhà sản xuất đầu chuỗi, lại kéo theo một loạt vendor là doanh nghiệp nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với doanh nghiệp Việt, tiêu thụ toàn bộ đất đai và các nguồn tài nguyên không tái tạo của mình để thu lợi cho chính họ thì Việt Nam sẽ chẳng có lợi gì.

Bên cạnh việc ưu đãi, Chính phủ cần đặt điều kiện cho họ. Ví dụ như là một nhà sản xuất đầu chuỗi vào Việt Nam thì cần có yêu cầu mục tiêu phát triển được bao nhiêu nhà cung ứng là doanh nghiệp Việt trong 5 năm đầu tiên, rồi cho 5 tiếp theo. Như vậy thì doanh nghiệp Việt mới có cơ hội tận dụng được thị trường trong nước của mình và tham gia được vào sân chơi toàn cầu, tạo công ăn việc làm và cơ hội học hỏi, nâng cao tay nghề cho lao động.

Thường có một vấn đề là khi doanh nghiệp đầu chuỗi không cam kết mua vì sợ chất lượng kém, thì doanh nghiệp hỗ trợ cũng không dám đầu tư dây chuyển nâng cao chất lượng, tạo thành một vòng luẩn quẩn giữa sản lượng thấp và chất lượng kém. Vậy trong ngành điện tử, tình trạng này có xảy ra hay không?

Thực ra trong ngành điện tử, không bao giờ có thể yêu cầu doanh nghiệp đầu chuỗi có cam kết mua hàng. Nhưng họ cũng có thể khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bằng cách định hướng hạng mục linh kiện mà họ có nhu cầu lớn và muốn tìm nguồn cung trong nước.

Một số doanh nghiệp đầu chuỗi cũng có thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong việc nâng cao năng lực. Ví dụ như Samsung, họ có chương trình "đồng thịnh vượng", kéo dài đến nay đã là năm thứ ba trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp FDI khác, dù không cam kết nhưng đã có ít nhiều hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, ví dụ doanh nghiệp FDI từ Nhật như Canon, hay FDI từ Mỹ cũng có những chính sách hỗ trợ tương tự theo chính sách của từng công ty.

Chính phủ cũng không thể ép buộc doanh nghiệp FDI được, mà chỉ có thể yêu cầu họ phát triển mạng lưới nhà cung cấp Việt Nam đến một con số cụ thể, còn mỗi doanh nghiệp FDI sẽ có cách làm của riêng họ.

Chúng ta đã có tổ công tác "đón đại bàng", song song với đó, theo bà có cần một tổ công tác để thực hiện quyết liệt hơn các ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt trong ngành điện từ?

Thực ra, tổ công tác chỉ tập trung giải những bài toán tình thế, thách thức ngắn hạn, còn bài toán căn cơ trong việc phát triển thì tổ công tác sẽ khó giải quyết được. Điểm căn cơ nhất, là từng cán bộ quản lý nhà nước phải thay đổi cách nhìn với doanh nghiệp. Hiện nay, cách nhìn này với doanh nghiệp thì chưa có tư tưởng là để hỗ trợ, mà thường là phán xét, chỉ trích.

Khi tôi đến các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore… quan chức Chính phủ luôn có quan điểm là khi tiếp cận doanh nghiệp thì xem xem họ đang gặp khó khăn gì, làm thế nào để giúp được họ. Họ nhìn nhận rằng, phát triển doanh nghiệp chính là phát triển "nồi cơm" của ngân sách. Vì thuế thu nhập của các doanh nghiệp là nguồn thu ngân sách cơ bản nhất.

Riêng về doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, theo tôi nhà nước nên quản lý từ đầu ra. Tức là khi doanh nghiệp sản xuất được linh phụ kiện và bán được cho doanh nghiệp FDI hoặc trong nước thì đã thể hiện ngay trên hóa đơn đầu ra của họ. Và ưu đãi thì ưu đãi luôn ở đó, chứ tại sao lại phải có thông tư, nghị định, luật để công nhận là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, rồi lại tìm xem áp chính sách gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp có đủ những điều kiện đó?

Từ việc thay đổi cách nhìn như vậy, tác động tích cực sẽ đi vào cả hệ thống luật, thông tư, nghị định. Luật, nghị định, thông tư cần theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp, không phải theo hướng đánh giá, phán xét hay bắt lỗi.

Có doanh nghiệp đầu chuỗi mang thương hiệu Việt là mong muốn cháy bỏng nhất của các doanh nghiệp công nghiệp điện tử Việt Nam.

Để không phụ thuộc vào FDI thì tạo ra các doanh nghiệp đầu chuỗi mạnh của Việt Nam là rất quan trọng. Vậy Chính phủ cần có những hỗ trợ như thế nào để có thể tạo ra các doanh nghiệp đầu chuỗi mạnh của Việt Nam?

Có doanh nghiệp đầu chuỗi mang thương hiệu Việt là mong muốn cháy bỏng nhất của các doanh nghiệp công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, đó không phải là điều có thể ngay và luôn được.

Để có được một doanh nghiệp đầu chuỗi, thì cũng cần phải có một hệ sinh thái doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bao quanh. Trước hết, khi doanh nghiệp trong nước còn yếu, họ phải dựa vào doanh nghiệp FDI hoặc từ nguồn cung ngoài nước. Nhưng khi đã có một số lượng nhất định doanh nghiệp là nhà cung cấp cho những doanh nghiệp lớn và đủ năng lực theo tiêu chuẩn chuỗi cung ứng quốc tế thì vô hình chung đã tạo được một hệ sinh thái rồi.

Lúc đó, nếu có một doanh nghiệp đầu chuỗi của Việt Nam, mang thương hiệu Việt và có đủ năng lực sáng tạo, R&D, xây dựng thương hiệu thì đã có đội ngũ nhà cung ứng trong nước đủ mạnh để có thể có nguồn cung ứng linh kiện tại chỗ. Điều đó sẽ giúp họ phát triển nhanh hơn.

Cần có những người cầm cờ đứng lên, ví dụ như Vinsmart hay BKAV. Dù thực ra, đến thời điểm này, nguồn cung ứng cho họ vẫn chưa nhiều doanh nghiệp trong nước, do doanh nghiệp trong nước chưa đủ năng lực cung ứng.

Thông qua học hỏi FDI, thông qua chuyển giao công nghệ, thông qua việc tham gia vào chuỗi cung ứng thì các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mới lớn mạnh dần lên và có hệ sinh thái đầy đủ, hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời, việc này cũng cần có sự hỗ trợ từ chính sách của Chính phủ. Thực sự, ngành công nghiệp điện tử rất khắc nghiệt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, tốc độ thay đổi nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm rất ngắn nên chi phí lớn và còn phải đổi mới thường xuyên.

Đổi mới công nghệ đòi hỏi một sức sáng tạo và tích lũy tư bản rất nhiều. Hiện giờ doanh nghiệp Việt hầu như là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực chưa có. Thế nên chính sách cởi trói cho doanh nghiệp Việt, hỗ trợ startup, quỹ đầu tư thiên thần, nguồn lực tài chính phải thiết kế để cho doanh nghiệp tiếp cận được chứ không phải chỉ hay trên giấy tờ.

Cảm ơn những chia sẻ của bà!

Ngành chế biến chế tạo dưới tác động của COVID-19 Vietnet24h - Giảm tốc nhưng chưa có dấu hiệu đình trệ
Theo PV Hoàng An (Tri thức Trẻ) thực hiện
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Thị trường máy tính cá nhân sẽ tăng trưởng 2% vào năm 2024 nhờ PC AI Vietnet24h - IDC cho biết, lô hàng PC sẽ tăng 2% trong năm nay lên 265,4 triệu chiếc, được thúc đẩy bởi sự ra đời của PC AI, điều này sẽ thúc đẩy thị trường đạt tốc độ CAGR 2,4% lên 292,2 triệu chiếc vào năm 2028.
MacBook màn hình gập của Apple sẽ được ra mắt vào năm 2027 Vietnet24h - Các nguồn tin cho biết Apple sẽ cho ra mắt chiếc màn hình gập đầu tiên của mình vào năm 2027, thiết bị này sẽ có kích thước 20,3 inch khi mở ra và 15,3 inch khi gập lại.
Hoa Kỳ mở cuộc điều tra về mối đe dọa an ninh từ công nghệ Trung Quốc trong ô tô Vietnet24h - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã công bố một cuộc điều tra về các rủi ro đối với an ninh quốc gia do công nghệ Trung Quốc trong ô tô gây ra.
HP bỏ lỡ ước tính doanh thu quý đầu tiên do nhu cầu thị trường PC yếu Vietnet24h - HP Inc. đã không đạt được ước tính của Phố Wall về doanh thu quý đầu tiên vào thứ Tư (28/2), đánh dấu quý giảm thứ bảy liên tiếp, do nhu cầu trên thị trường máy tính cá nhân (PC) trì trệ khi khách hàng trì hoãn việc nâng cấp hệ thống.
Sony sẽ phát hành phiên bản 'Pro' của PlayStation 5 trong năm nay sau khi cắt giảm triển vọng Vietnet24h - Các nhà phân tích cho biết Sony có thể sẽ phát hành phiên bản làm mới của PlayStation 5 trong năm nay sau khi công ty cắt giảm dự báo về doanh số bán máy chơi game hàng đầu của mình.
Intel đặt mục tiêu xuất xưởng 40 triệu bộ xử lý PC AI trong năm nay Vietnet24h - Intel cho biết hôm nay, thứ Hai (19/2) rằng, họ đặt mục tiêu xuất xưởng hơn 100 triệu bộ xử lý PC AI vào năm tới.
Máy chủ thúc đẩy tăng trưởng thị trường DRAM năm 2024 Vietnet24h - TrendForce cho rằng các ứng dụng AI sẽ thúc đẩy tăng trưởng bộ nhớ trên điện thoại thông minh, máy chủ và máy tính xách tay vào năm 2024
Công ty Trung Quốc ra mắt Laptop mạnh nhất thế giới Vietnet24h - Xinjuneng Technology, một hãng công nghệ Trung Quốc vừa trình làng chiếc laptop "nồi đồng cối đá" và sở hữu cấu hình mạnh nhất thế giới hiện nay.
Samsung, LG tìm kiếm bước đột phá trên thị trường nền tảng màn hình B2B Vietnet24h - Theo các công ty cho biết hôm nay, thứ Ba (30/1), Samsung Electronics và LG Electronics chuẩn bị giới thiệu màn hình thế hệ tiếp theo của họ tại triển lãm màn hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) ở châu Âu, nhằm tìm kiếm những đột phá trong bối cảnh nhu cầu về thiết bị gia dụng và chất bán dẫn đang giảm sút.
Xăng tiếp đà tăng giá thêm gần 1.000 đồng\lít Vietnet24h - Từ chiều 25/1, giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó xăng RON95 tăng mạnh 925 đồng/lít.
Giá DRAM máy chủ tăng 20% ​​sau đợt tăng vọt ổ cứng SSD Vietnet24h - Sự tăng giá gần đây do nhu cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) đã lan rộng từ ổ cứng thể rắn (SSD) cho máy chủ đến DRAM máy chủ.
Thị trường thiết bị bán dẫn với mức tăng trưởng trung bình CAGR 25% giai đoạn 2023-28 Vietnet24h - Theo Yole Developmentpement, thị trường thiết bị SiC dự kiến ​​sẽ vượt 10 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng CAGR giai đoạn 2023-2029 là 25%.
Samsung cam kết tăng gấp ba nguồn cung chip nhớ AI vào năm 2024 Vietnet24h - Samsung Electronics sẽ tăng nguồn cung chất bán dẫn bộ nhớ băng thông cao (HBM), được gọi đơn giản là chip bộ nhớ AI, lên hơn ba lần trong năm nay so với năm 2023 để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về các dịch vụ AI tổng hợp.
Apple có nguy cơ sụt giảm doanh số lớn khi các nhà đầu tư chờ đợi AI trên iPhone Vietnet24h - Kế hoạch bổ sung trí tuệ nhân tạo AI vào iPhone của Apple và phục hồi doanh số bán hàng đang sụt giảm tại thị trường quan trọng Trung Quốc sẽ được chú trọng khi gã khổng lồ công nghệ dự kiến ​​​​sẽ báo cáo doanh thu hàng quý sụt giảm lớn nhất trong hơn một năm.
BYD đã phát triển như thế nào từ nhà sản xuất pin thành ông trùm xe điện, vượt qua Tesla Vietnet24h - Tại Trung Quốc, thị trường xe điện lớn nhất thế giới, Tesla đang mất dần vị thế trước các nhà sản xuất ô tô trong nước, những hãng đang ngày càng chế tạo ra những chiếc xe tốt hơn với mức giá không thể cạnh tranh hơn, và đứng đầu trong số đó là BYD được Warren Buffett hậu thuẫn.
Samsung kỳ vọng mức doanh thu chip năm nay sẽ quay trở lại mức năm 2022 Vietnet24h - Công ty cũng thề sẽ chiếm vị trí hàng đầu về chất bán dẫn trong 3 năm
Xiaomi phát hành ô tô điện rẻ hơn 4 nghìn USD so với Model 3 của Tesla Vietnet24h - Giám đốc điều hành Xiaomi Lei Jun cho biết phiên bản tiêu chuẩn của SU7 sẽ được bán với giá 215.900 nhân dân tệ (30.408 USD) tại nước này - mức giá mà ông thừa nhận có nghĩa là công ty đang bán lỗ mỗi chiếc xe.
Samsung, SK hynix đẩy mạnh cuộc đua thống trị chip nhớ AI Vietnet24h - Samsung Electronics và SK hynix đang cạnh tranh khốc liệt để dẫn đầu lĩnh vực chip nhớ AI.
Samsung sẽ ra mắt dòng Galaxy Z 6 vào tháng 7 này Vietnet24h - Samsung dự kiến sẽ ra mắt loạt sản phẩm màn hình gập mới của mình nhanh hơn năm ngoái.
Hàn Quốc chứng kiến xuất khẩu chip tăng 4 tháng liên tiếp Vietnet24h - Xuất khẩu chip máy tính của Hàn Quốc tăng 4 tháng liên tiếp tính đến tháng 2 năm nay.
Samsung, LG chiếm 40% thị trường đồ gia dụng Mỹ Vietnet24h - Samsung Electronics và LG Electronics đã chiếm 40% thị trường thiết bị gia dụng tại Hoa Kỳ vào năm ngoái
Samsung đánh bại Apple để giành lại vị trí số 1 nhà bán điện thoại thông minh hàng đầu thế giới Vietnet24h - Samsung Electronics giành lại vị trí dẫn đầu về doanh số điện thoại thông minh toàn cầu chỉ 5 tháng sau khi nhường lại cho Apple.
Apple có thể tăng gấp đôi thị trường iPhone tại Trung Quốc dù doanh số sụt giảm Vietnet24h - Giám đốc điều hành Apple Tim Cook gần đây đã có mặt tại Trung Quốc, nơi ông gặp Bộ trưởng Thương mại Wang Wentao và khai trương cửa hàng hàng đầu mới nhất của công ty tại Thượng Hải vào tuần trước.
Sony ngừng sản xuất PS VR2 do không bán được hàng Vietnet24h - Kính thực tế ảo PS VR2 của Sony đang gặp khó khăn với doanh số bán hàng thấp, buộc hãng tạm ngừng sản xuất. Tuy nhiên, Sony vẫn tin tưởng vào tiềm năng của thị trường VR và sẽ tiếp tục đầu tư vào tương lai.
Thị trường điện thoại Việt Nam giảm 2%, đi ngược lại xu thế tăng 7% của Đông Nam Á Vietnet24h - Trong bối cảnh thị trường điện thoại di động Đông Nam Á dự báo tăng 7% trong năm 2024, Việt Nam lại là quốc gia duy nhất ghi nhận mức giảm 2% về doanh số so với cùng kỳ năm trước.
Samsung ra mắt combo máy giặt-sấy toàn cầu vào quý 2 năm nay Vietnet24h - Samsung Electronics cho biết hôm thứ Hai họ sẽ ra mắt Bespoke AI Combo mới nhất, máy giặt và máy sấy kết hợp được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, trên thị trường toàn cầu trong vài tháng tới.
Thị trường điện thoại thông minh Đông Nam Á đang bùng nổ Vietnet24h - Năm thị trường hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á chứng kiến ​​7,26 triệu chiếc điện thoại thông minh được xuất xưởng, đánh dấu mức tăng đáng kể 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân chi tiết khiến doanh số iPhone giảm tại Trung Quốc Vietnet24h - Sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất trong nước, sở thích chuyển sang thương hiệu quốc gia, thiếu nâng cấp đáng kể và tình hình kinh tế-chính trị là những lý do chính dẫn đến doanh số iPhone giảm tại Trung Quốc.
Doanh số bán iPhone của Apple giảm 24% tại Trung Quốc khi mảng điện thoại thông minh của Huawei hồi sinh Vietnet24h - Công ty phân tích Counterpoint Research cho biết trong một báo cáo hôm thứ Ba rằng doanh số bán iPhone tại Trung Quốc đã giảm 24% trong giai đoạn này, do Apple phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng điện thoại thông minh địa phương.
Nubia ra mắt điện thoại màn hình gập giá rẻ Vietnet24h - Nubia, thương hiệu con của ZTE, vừa tạo nên bất ngờ khi ra mắt Nubia Flip 5G, điện thoại màn hình gập giá rẻ nhất thị trường hiện nay với mức giá chỉ từ 599 USD.